Trong quá trình vận hành, sản xuất của nhà máy, các thiết bị máy móc, nhà xưởng đều trải qua quá trình hao mòn. Do vậy, khi đầu tư nhà xưởng hay máy móc, doanh nghiệp cần luôn chú trọng đến tuổi thọ cũng như thời gian khấu hao của nhà xưởng. Vậy, thời gian khấu hao nhà xưởng là bao nhiêu năm? Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp tính thời gian khấu hao chính xác nhất.

1. Quy định về khấu hao tài sải cố định

1.1. Cách xác định tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình

  • Tài sản cố định hữu hình là những loại tài sản được hình thành theo trạng thái vật chất; xác định kết cấu độc lập.
  • Tài sản cố định có thể là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng biệt khác nhau theo các tiêu chuẩn: Sử dụng trong thời gian từ 1 năm trở lên; có nguyên giá từ 10.000.000 Đồng trở lên.
Nhà xưởng là loại tài sản cố định hữu hình
Nhà xưởng là loại tài sản cố định hữu hình
  • Một số loại tài sản hữu hình như: Thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất; mặt bằng không gian nhà xưởng; các thiết bị hỗ trợ sản xuất như điều hòa, quạt gió, hệ thống chiếu sáng, …

Tài sản cố định vô hình

  • Tài sản cố định vô hình là loại tài sản không có loại hình vật chất.
  • Các tài sản không bao gồm nhà xưởng, công trình xây dựng, kiến trúc và có giá từ 5.000.000 Đồng đến dưới 10.000.000 Đồng. Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

1.2. Phạm vi tài sản cố định hao mòn và khấu hao

Theo điều 12, TT45/2018/TT-BTC, phạm vi khấu hao tài sản cố định bao gồm:

  • Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập cần tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư.
  • Tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng cần phải tính đủ khấu hao tài sản cố định và giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.
  • Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quy định của điều 2 điểm a, b.

1.3. Nguyên tắc tính khấu hao

  • Nguyên tắc tính khấu hao cố định dành cho doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
  • Đối với các tài sản cố định sử dụng cho mục đích kinh doanh, cho thuê hoặc kinh doanh, liên kết thì nguyên tắc tính khấu hao sẽ được tính từ ngày tài sản cố định được đưa vào sử dụng và dừng khấu hao khi kết thúc sử dụng tài sản.
  • Chi phí tính khấu hao tài sản cố định sẽ được tiến hành phân bổ cho các hoạt động cụ thể để tiến hành hạch toán chi phí theo từng hạng mục khác nhau.
Nhà xưởng khi vào hoạt động sẽ được tính khấu hao
Nhà xưởng khi vào hoạt động sẽ được tính khấu hao

1.4. Xác định thời hạn sử dụng và tỉ lệ hao mòn tài sản

Đối với các tài sản cố định phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, thời tiết, gây ảnh hưởng đến hao mòn tài sản được quy định không vượt quá mức 20% theo bảng tham khảo.

STT Danh mục tài sản Thời gian sử dụng

(năm)

Tỉ lệ hao mòn

(% năm)

Loại 1 Nhà, công trình xây dựng    
  – Cấp I 80 1.25
  – Cấp II 50 2
  – Cấp III 25 4
  – Cấp IV 15 6.67
Loại 5 Máy móc, thiết bị    
1 Máy móc, thiết bị phổ biến    
  – Máy tính để bàn, máy in, máy fax, máy scan, máy hủy tài liệu, tủ đựng tài liệu 5 20
  – Máy photocopy 8 12.5
  -Bàn ghế ngồi làm việc cho các chức danh 8 12.5
  – Bàn ghế họp 8 12.5
  – Máy điều hòa không khí 8 12.5
  – Quạt 5 20
  Quạt sưởi 5 20
  – Máy móc, thiết bị phổ biến khác 5 20
2 Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị    
a Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến thì quy định thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn như quy định tại điểm 1 Loại 5 Phụ lục này    
b Máy móc, thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị    
  – Máy chiếu, Thiết bị lọc nước, Máy hút ẩm, hút bụi  5 20 
  – Tivi, đầu video, các loại đầu thu phát kỹ thuật số khác 5 20
  – Thiết bị âm thanh 5 20
  – Thiết bị thông tin liên lạc khác 5 20
  – Thiết bị mạng, truyền thông 5 20
  – Thiết bị điện văn phòng 5 20
  – Camera giám sát 8 12.5
  – Thang máy 8 12.5
4 Máy móc, thiết bị khác 8 12.5
Loại 7 Tài sản sở hữu cố định khác 8 12.5

1.5. Các phương pháp tính hao mòn tài sản

  • Phương pháp tính hao mòn tài sản tính theo mức hao mòn hàng năm.
  • Doanh nghiệp cần nắm được công thức tính hao mòn tài sản như sau:
    • Mức hao mòn tài sản cố định hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định x tỉ lệ hao mòn (%).

Công thức:

  • Số hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm n = số hao mòn tài sản cố định năm n-1 + số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm n + số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm n.
  • Trong đó năm n: Là năm doanh nghiệp tính.

2. Công thức tính khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm

  • Theo quy định của thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/03/2013 của Bộ tài chính:
    • Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và cách phân bố một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao tài sản cố định.
    • Thời gian trính khấu hao TSCĐ: Là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.
  • Xác định nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm thì ta có cách tính như sau:
    • Đối với TSCĐ nhà xưởng còn mới, còn chưa sử dụng thì để tính khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm phải căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư 45/2013/TT-BTC.
    • Đối với tài sản nhà xưởng đã đi vào hoạt động thì thời gian trích khấu hao tài sản được xác định như sau:

Công thức:

Công thức tính khấu hao nhà xưởng
Công thức tính khấu hao nhà xưởng

3. Bảng khung thời gian khấu hao tài sản nhà xưởng theo thời gian

Khung thời gian khấu hao TSCĐ nhà xưởng theo thời gian được quy định theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo TT45/2013/TT-BTC như sau:

Danh mục các nhóm tài sản cố định Thơi gian trích khấu hao tối thiểu (năm) Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)
A – Máy móc, thiết bị động lực
1. Máy phát động lực 8 15
2. Máy phát điện, thủy lực, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí 7 15
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 15
4. Máy móc, thiết bị độc lực khác 6 15
B – Máy móc, thiết bị công khác
1. Máy công cụ 7 15
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng 5 15
3. Máy kéo 6 15
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp 6 15
5. Máy bơm nước và xăng dầu 6 15
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt kim loại 7 15
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hóa chất 6 15
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thủy tinh 10 20
9. Máy móc, thiết bị chuyên dùng cho các linh kiện điện tử, quang học, cơ khí chính xác 5 15
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hóa phẩm 7 15
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt 10 15
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc 5 10
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 5 15
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm 7 15
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế 6 15
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình 3 15
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 6 10
18. Máy móc, thiết bị công tác khác 5 12
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu 10 20
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí. 7 10
21. Máy móc thiết bị xây dựng 8 15
22. Cần cẩu 10 20
C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học 5 10
2. Thiết bị quang học và quang phổ 6 10
3. Thiết bị điện và điện tử 5 10
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá 6 10
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 6 10
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt 5 10
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 6 10
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc 2 5
D – Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10
2. Phương tiện vận tải đường sắt 7 15
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ 7 15
4. Phương tiện vận tải đường không 8 20
5. Thiết bị vận chuyển đường ống 10 30
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 6 10
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác 6 10
E – Dụng cụ quản lý
1. Thiết bị tính toán, đo lường 5 8
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý 3 8
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10
G – Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố 25 50
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe… 6 25
3. Nhà cửa khác 6 25
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi… 5 20
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng 6 30
6. Bến cảng, ụ triền đà… 10 40
7. Các vật kiến trúc khác 5 10
H – Súc vật, vườn cây lâu năm
1. Các loại súc vật 4 15
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. 6 40
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh. 2 8
I – Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên 4 25
K – Tài sản cố định vô hình khác. 2 20

Xem thêm bài viết:

4. Ví dụ thực tế về tính khấu hao nhà xưởng

  • Doanh nghiệp A có nhà xưởng được xây dựng với tổng giá trị là 3 tỷ đồng.
  • Như vậy, nguyên giá nhà xưởng có giá trị là 3.000.000.000 đồng.
  • Thời gian sử dụng của nhà xưởng là: 25 năm.
  • Như vậy, mỗi năm nhà xưởng có khấu hao là: 2.000.000.000/25 năm = 80.000.000 đồng/năm.
  • Số khấu hao hàng tháng: 80.000.000/12 tháng = 6.666.667 đồng/tháng.

Tổng kết

Bài viết trên đây đã cung cấp cho doanh nghiệp cách tính khấu hao nhà xưởng bao nhiêu năm. Hy vọng Bài viết hữu ích và sẽ giúp doanh nghiệp có thêm các hiểu biết về nhà xưởng để đầu tư, xây dựng hợp lý. Nếu có những băn khoăn, thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ ngay cho Fancons để được hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0934 695 666
Đăng ký nhận thông tin